Ngáp!

90

Một cái ngáp thường không kéo dài quá 6 giây, rất nhanh nhưng lại liên quan đến nhiều trạng thái của cơ thể và gửi gắm nhiều thông điệp thú vị.

Về mặt khoa học, ngáp được chia thành 5 loại:

-Ngáp lúc ngủ dậy, thường kèm theo vươn vai và co duỗi chân tay;
-Ngáp vì uể oải, buồn ngủ: lượng không khí đưa vào phổi tăng lên có tác dụng làm giảm cơn buồn ngủ, tăng sự tập trung;
-Ngáp vì đói, kèm theo một số chuyển động ở ổ bụng và cơ hoành;
-Ngáp vì ưu phiền;
-Ngáp do lây: cơ chế của loại này còn đang gây nhiều tranh cãi.

Khi ta ngáp thì lượng không khí đưa vào phổi cũng tăng lên đáng kể, giúp lưu thông và làm sạch phổi, rất tốt cho sức khỏe. Có điều, khi ngáp, cơ mặt, lưỡi và họng của chúng ta co mạnh, làm tăng áp lực trong khoang miệng. Áp lực này ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược vào trong mắt, khiến nước mắt đầm đìa, đó cũng là câu trả lời cho tại sao khi ngáp lại chảy nước mắt.

Ngáp cũng có thể bị lây kiểu như là dây chuyền, chẳng hạn ở nơi công cộng, trong một cuộc họp, nếu có một người ngáp, nếu người khác nhìn thấy cũng có thể bị ngáp luôn – hiện tượng này đã được các nhà khoa học nghiên cứu, chụp não người khi họ ngáp và nhận thấy một hoạt động não đặc biệt trong vùng liên quan tới sự bắt chước. Ngáp cũng thể hiện đẳng cấp văn hóa… Vì thế, khi ngáp chúng ta cần lưu ý che miệng, nhất là khi ở nơi công cộng, chỗ đông người… Việc che miệng khi ngáp không chỉ là nét văn hóa, biểu hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh, mà còn tránh lây lan các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như lao, cúm…

St.

Bình luận